Lời Chúa Ngày 23/09/2024- Bài Đọc & Tin Mừng & Suy Niệm Lời Chúa

Lời Chúa Là Ngọn Đèn Soi Con Bước

"Là Ánh Sáng Chỉ Đường Con Đi"

Lời Chúa Ngày 23/09/2024

Lịch công giáo ngày 23-09-2024

Thứ Hai trong tuần thứ Hai Mươi-Năm Mùa Quanh Năm

Lễ thường - Thường Niên

Các bài đọc và tin mừng hôm nay

Cn 3:27-34; Tv 15:2-3,3-4,5; Lc 8:16-18

Áo Lễ Linh Mục: Xanh

 

Nhờ đọc và suy gẫm Lời Chúa, mà tâm hồn chúng ta được biến đổi và canh tân đời sống mới nơi chúng ta. Nhờ đọc và sống Lời Chúa hằng ngày, đời sống của chúng ta mới phát sinh những hoa trái thánh thiện, bác ái, phục vụ trong yêu thương và lòng nhiệt thành truyền giáo.

Hãy cùng đọc và suy niệm lời Chúa qua các bài đọc, tin mừng mỗi ngày!

 

LỜI CHÚA (BÀI ĐỌC & TIN MỪNG) - NGÀY 23/09/2024

 

Bài Ðọc I: (Năm II) Cn 3, 27-34 {hoặc 27-35}

“Chúa ghê tởm những kẻ lừa dối”.

Trích sách Châm Ngôn.

Hỡi con, con chớ ngăn cấm người có thể làm việc lành; nếu con làm được việc lành, thì chính con hãy làm. Con chớ nói với người bạn của con rằng: “Hãy đi rồi trở lại, mai ta sẽ cho ngươi”, khi con có thể cho ngay.
Con chớ mưu toan gây ác cho bạn hữu của con, khi nó tin tưởng vào con. Con chớ cạnh tranh với người ta cách vô cớ, khi chính người đó không làm điều gì ác cho con. Con chớ ganh tị với người bất chính, và chớ noi theo đường lối của nó. Vì Chúa ghê tởm những kẻ lừa dối, và Chúa ở thân mật với những kẻ đơn sơ. Chúa gửi đến nhà kẻ gian ác sự khó nghèo, còn nhà người công chính sẽ được chúc phúc. Chính Chúa nhạo báng những kẻ gian dối, và ban ơn cho những kẻ hiền lành. [Người khôn ngoan sẽ thừa hưởng vinh quang, nhưng phường ngu xuẩn sẽ chuốc lấy ô nhục.]

Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 14, 2-3ab. 3cd-4ab. 5

Ðáp: Lạy Chúa, người công chính sẽ cư ngụ trên núi thánh Chúa (c. 1b).

1. Người sống thanh liêm và thực thi công chính, và trong lòng suy nghĩ điều ngay, và lưỡi không bịa lời vu khống.

2. Người không làm ác hại đồng liêu, cũng không làm nhục cho ai lân cận. Người coi rẻ đứa bất nhân, nhưng kính yêu những ai tôn sợ Chúa..

3. Người không xuất tiền đặt nợ thu lời, cũng không ăn hối lộ hại người hiền lương. Người thực thi những điều kể đó, thì muôn đời chẳng có lung lay.

Alleluia: Gc 1, 21

Alleluia, alleluia! – Anh em hãy khiêm nhu nhận lãnh lời giao ước trong lòng; lời đó có thể cứu thoát linh hồn anh em. – Alleluia.

(Hoặc đọc: Alleluia, alleluia! – Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những việc tốt đẹp anh em làm mà tôn vinh Cha của anh em. – Alleluia.)

Phúc Âm: Lc 8, 16-18

“Ðặt đèn trên giá đèn, để những ai đi vào đều thấy sự sáng”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: “Không ai thắp đèn rồi lấy hũ che lại, hay đặt dưới gầm giường: nhưng đặt nó trên giá đèn, để những ai đi vào đều thấy ánh sáng. Vì chẳng có gì kín nhiệm mà không bị tỏ ra, và không có gì ẩn giấu mà không bị lộ ra cho người ta biết. Vậy các ngươi hãy ý tứ xem các ngươi nghe thế nào! Vì ai có, sẽ được cho thêm; còn ai không có, cả điều mình tưởng có cũng sẽ bị lấy đi”.

Ðó là lời Chúa.

 


SUY NIỆM LỜI CHÚA NGÀY 23/09/2024

 

 


LẼ SỐNG TRONG LỜI CHÚA NGÀY 23/09/2024

 

23/09/2024

23 Tháng Chín

Cậu Bé Ðau Liệt Trong Bức Tranh

Một trong những bức tranh bất hủ của danh họa Rafaello, người Italia, hiện đang được cất giữ trong bảo tàng viện Vatican: đó là bức họa Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabôrê.

Trong bức tranh, người ta thấy có ba tầng. Ở tầng cao nhất của bức tranh là khuôn mặt và toàn thân Chúa Giêsu trong cảnh chiếu sáng rực rỡ giữa các tầng mây. Ở?tầng dưới của bức tranh và kề sát với Chúa Giêsu là ba vị tông đồ Phêrô, Giacôbê và Gioan trong tình trạng ngây ngất trước sự biến dạng rực rỡ của Chúa Giêsu. Và ở tầng thấp nhất của bức tranh, người ta thấy một nhóm môn đệ và một gia đình đang quây quanh một em bé đang đau liệt: tất cả đều chìm ngập trong một khung cảnh ảm đạm, mờ ảo.

Có lẽ danh họa Rafaello đã cố gắng giải thích cho chúng ta về sứ điệp của bài Tin Mừng tường thuật cuộc biến hình của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu chính là niềm hy vọng và là Ðấng cứu chữa con người. Ðứa bé đau liệt trong bức tranh là chính mỗi người trong chúng ta, là toàn thể nhân loại đang chịu đựng vì không biết bao nhiêu bệnh tật trong thân xác lẫn tâm hồn. Trong đám môn đệ đang quây quanh cậu bé đau liệt, Rafaello đã làm nổi bật hai cử chỉ: cử chỉ của một người môn đệ đang trỏ tay chỉ về cậu bé và cử chỉ của một người môn đệ khác đang chỉ tay về Chúa Giêsu...

Phải chăng Rafaello đã không muốn đánh thức ba vị tông đồ Phêrô, Giacôbê và Gioan đang say sưa chiêm ngưỡng Thánh nhan rực rỡ của Chúa Giêsu mà quên đi cảnh nhân loại đang quằn quại trong đau thương khốn khổ?

Trong đời sống đạo, chúng ta dễ rơi vào hai thái cực: hoặc chỉ chăm chú cầu nguyện mà không đếm xỉa gì đến lòng bác ái đối với tha nhân, hoặc ngược lại, xem hành động bác ái là một lời cầu nguyện mà không màng đến đời sống nội tâm.

Nơi Chúa Giêsu, cầu nguyện đưa đến hoạt động và hoạt động dẫn đến cầu nguyện. Mỗi một gặp gỡ của Ngài với tha nhân cũng là một lời cầu nguyện và mỗi một lời cầu nguyện của Ngài cũng ôm trọn lấy tất cả những ai mà Ngài đã hoặc sẽ gặp gỡ.

Chúng ta hãy chiêm ngắm mẫu gương của Chúa Giêsu... Cả cuộc đời của chúng ta phải là một lời nguyện dâng lên Thiên Chúa, chứ không chỉ có những lời kinh mà chúng ta đọc ngoài môi mép.

Người ta không lên xe để ở mãi trên đó... Một môn sinh không đến thụ giáo để ở mãi bên cạnh thầy mình... Cũng thế, chúng ta không leo lên núi cao để ở lại mãi trên đó. Sau cơn ngây ngất của ba vị tông đồ Phêrô, Giacôbê và Gioan trên núi Tacôbê, Chúa Giêsu đã kêu gọi các ngài hãy trở lại với thực tế: đó là thực tế của những cuộc gặp gỡ, đương đầu và cuối cùng là cái chết.


Từ đỉnh cao của sự cầu nguyện, từ bốn bức tường của nhà thờ, từ cung thánh của những giây phút ngất ngây trong sự kết hiệp, chúng ta hãy quay lại với cuộc sống, nơi đó có những nghĩa vụ để thi hành, nơi đó có những con người để gặp gỡ và yêu thương.

Trích sách Lẽ Sống

 


HẠNH CÁC THÁNH NGÀY 23/09/2024

 

 

Lời Chúa Hôm Nay
Đọc Kinh Sáng
Lịch Công Giáo