Xưng tội - Bí tích hòa giải là một bí tích quan trọng trong đời sống Công Giáo, giúp các tín hữu được tha thứ tội lỗi, hòa giải với Thiên Chúa và làm mới lại mối quan hệ thiêng liêng của họ. Đây không chỉ là một hành động tôn giáo, mà còn là một hành trình tự vấn, sửa đổi, và tìm lại bình an nội tâm.
Xưng tội bao lâu 1 lần?
Giáo Luật nói chúng ta nên xưng tội một năm ít là một lần nếu chúng ta phạm bất kỳ tội trọng nào trong tâm hồn, và rước lễ ít là một lần trong mùa Phục sinh.
Đọc kinh gì để xét mình ?
Trong tâm tình cầu nguyện, các hối nhân được khuyến khích dựa trên những Điều răn này để suy xét các hành vi của mình. Các kinh đọc trước khi xưng tội: “Kinh Đức Chúa Thánh Thần”, “Kinh Tin”, “Kinh Cậy”, “Kinh Kính Mến”, “Kinh Sáng Soi”, “Kinh Cáo Mình”, “Kinh Ăn Năn Tội”.
Cách xưng tội ngắn gọn
Bài viết dưới đây hướng dẫn chi tiết cách xưng tội dành cho thiếu nhi và cách xưng tội cho người lớn một cách dễ dàng và ý nghĩa. Xin mời Quý Cộng Đoàn cùng đọc:
1. Cách xưng tội dành cho Thiếu Nhi (xem ngay)
2. Cách xưng tội dành cho người lớn (xem ngay)
3. Cách xưng tội bằng tiếng Anh (xem ngay)
4. Một số câu hỏi thường gặp khi xưng tội
Cách xưng tội dành cho Thiếu Nhi
B1: XÉT MÌNH TRƯỚC KHI XƯNG TỘI - CÁC KINH CẦN ĐỌC
Dưới đây là những kinh cần đọc khi xét mình:
Kinh Đức Chúa Thánh Thần
Chúng con lạy ơn Đức Chúa Thánh Thần, thiêng liêng sáng láng vô cùng, chúng con xin Đức Chúa Thánh Thần xuống đầy lòng chúng con, là kẻ tin cậy Đức Chúa Trời, và đốt lửa kính mến Dức Chúa Trời trong lòng chúng con; chúng con xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần xuống.
Sửa lại mọi sự trong ngoài chúng con.Chúng con cầu cùng Đức Chúa Trời, xưa đã cho Đức Chúa Thánh Thần xuống soi lòng dạy dỗ các Thánh Tông Đồ, thì rày chúng con cũng xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần lại xuống an ủi dạy dỗ chúng con làm những việc lành, vì công nghiệp vô cùng Đức Chúa Giêsu Kitô là Chúa chúng con.
Amen.
Kinh Tin
Lạy Chúa, con tin thật có một Đức Chúa Trời là Đấng thưởng phạt vô cùng. Con lại tin thật Đức Chúa Trời có Ba Ngôi, mà Ngôi Thứ Hai đã xuống thế làm Người, chịu nạn chịu chết mà chuộc tội cho thiên hạ. Bấy nhiêu điều ấy cùng các điều Hội Thánh dạy thì con tin vững vàng, vì Chúa là Đấng thông minh và chân thật vô cùng đã phán truyền cho Hội Thánh.
Amen.
Kinh Cậy
Lạy Chúa , con trông cậy vững vàng, vì công nghiệp Đức Chúa Giêsu thì Chúa sẽ ban ơn cho con giữ đạo nên ở đời này, cho ngày sau được lên thiên đàng xem thấy mặt Đức Chúa Trời hưởng phúc đời đời, vì Chúa là đấng phép tắc và lòng lành vô cùng đã phán hứa sự ấy chẳng có lẽ nào sai được.
Amen.
Kinh Kính Mến
Lạy Chúa , con kính mến Chúa hết lòng hết sức trên hết mọi sự, vì Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng, lại vì Chúa, thì con thương yêu người ta như mình con vậy.
Amen.
Kinh Sáng Soi
Cúi xin Chúa sáng soi cho chúng con được biết việc phải làm, cùng khi làm xin Chúa giúp đỡ cho mỗi kinh mỗi việc chúng con, từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa. Amen.
Kinh Cáo Mình
Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng và cùng anh chị em. Tôi đã phạm tội nhiều trong tư tuởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót: lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng.
Vì vậy tôi xin Đức Bà Maria trọn đời đồng trinh, các thiên thần, các thánh và anh chị em, khẩn cầu cho tôi trước tòa Thiên Chúa, Chúa chúng ta. Amen.
Kinh Ăn Năn Tội
Lạy Chúa, Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng. Chúa đã dựng nên con, và cho Con Chúa ra đời chịu nạn chịu chết vì con, mà con đã cả lòng phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa, thì con lo buồn đau đớn, cùng chê ghét mọi tội con trên hết mọi sự, con dốc lòng chừa cải, và nhờ ơn Chúa, thì con sẽ lánh xa dịp tội, cùng làm việc đền tội cho xứng. Amen.
B2: XƯNG TỘI CHO THIẾU NHI KHI VÀO TÒA GIẢI TỘI
Vào phòng xưng tội:
Quỳ xuống – Làm dấu thánh giá. Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần. Amen.
Nói: Thưa cha, xin cha ban phép lành cho con vì con là kẻ có tội. Con đã xưng tội được mấy ngày /tuần /tháng /năm. Các tội con đã phạm:
-
Con đã không hay lười biết cầu nguyện buổi sáng hay buổi tối ____ lần.
-
Con đã đùa giỡn, nói chuyện, chơi bời trong thánh lễ ____ lần.
-
Con đã dùng tên Chúa thiếu kính trọng hay vô cớ ____ lần.
-
Con đã bỏ lễ, đến trễ lễ ngày Chúa Nhật ____ lần.
-
Con đã không vâng lời, cãi lại, không kính trọng cha mẹ, ông bà ____ lần.
-
Con đã trêu chọc, ghét người nào ____ lần.
-
Con đã giận giữ, ngang bướng ____ lần.
-
Con đã đánh nhau, cãi vã ____ lần.
-
Con đã có ý nghĩ ác độc, xấu về người khác ____ lần.
-
Con đã gọi người ta bằng những tên thô tục ____ lần.
-
Con đã nguyền rủa, chửi thề, chúc dữ người ta ____ lần.
-
Con đã giữ sự không tha thứ trong lòng ____ lần.
-
Con đã nhìn những hình ảnh xấu, đọc truyện xấu, chơi trò chơi xấu xa ____ lần.
-
Con đã ăn cắp, đổi đồ chơi, hay đồ vật khác của người ta ____ lần.
-
Con đã mượn và không trả lại đồ người ta ____ lần.
-
Con đã gian lận ____ lần.
-
Con đã làm hư hại đồ của người khác cách cố ý ____ lần.
-
Con đã nói dối ____ lần.
-
Con đã ghen ghét về người khác ____ lần.
-
Con đã có ý ham muốn đồ của người khác ____ lần.
Khi xưng tội xong thì em nói:
"Thưa cha, con đã xưng tội xong. Xin cha cầu Chúa tha thứ cho những tội con quên xót."
Sau đó nghe lời khuyên của Cha.
CHA NÓI: “Cha tha tội cho con nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.”.
CÁC EM THƯA: “Amen”.
B3: ĐỀN TỘI
-
Đọc kinh đền tội hay làm việc đền tội.
-
Cám ơn Chúa đã tha thứ tội.
Cách xưng tội dành cho người lớn
1. CHUẨN BỊ TÂM HỒN
Trước hết, hãy cầu xin Thiên Chúa ban ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần để có thể xét mình một cách tốt đẹp. Trong tâm tình cầu nguyện, hãy xem xét lại tất cả những hành vi của mình dưới ánh sáng của Mười Điều Răn và gương Chúa Kitô. Những câu hỏi dưới đây nhằm gợi ý và trợ giúp thực hiện một việc xét mình cẩn trọng.
Hãy xưng thú với linh mục một cách cụ thể những tội mà mình đã phạm, nếu được, tốt nhất nên nói rõ số lần phạm tội kể từ lần xưng tội trước. Tránh xưng tội một cách chung chung, cũng như tránh kể lể dài dòng, nhất là kể về người khác như để bào chữa cho mình.
Tội là lời nói, việc làm hoặc ước muốn trái với luật Chúa dạy, là xúc phạm đến Chúa, làm hại chính mình và người khác. Có hai thứ tội là tội trọng và tội nhẹ. Tội trọng là cố tình phạm những điều quan trọng trong Luật Thiên Chúa khi đã kịp suy. Tội trọng làm ta mất tình nghĩa với Chúa. Tội nhẹ là phạm những điều luật nhẹ hoặc một điều quan trọng nhưng chưa kịp suy hay chưa hoàn toàn ưng thuận. Tội nhẹ làm ta bớt lòng mến Chúa và nghiêng chiều về đàng xấu.
Buộc phải xưng những tội trọng, vì những tội nhẹ đã được tha nhờ các việc lành phúc đức, những hy sinh, cầu nguyện, và các việc đạo đức khác. Tuy nhiên, sẽ rất hữu ích khi xưng thú cả các tội nhẹ, vì nó sẽ giúp ta xa tránh tội lỗi và thăng tiến trên con đường thánh thiện.
Hãy nói cho linh mục giải tội biết bậc sống của mình: có gia đình hay độc thân, hay tu sỹ…
2. XÉT MÌNH
Xét mình theo Mười Điều Răn là một trong những phương thế ích lợi nhất trong việc chuẩn bị xưng tội của người Công Giáo qua nhiều thế kỷ. Trong tâm tình cầu nguyện, các hối nhân được khuyến khích dựa trên những Điều răn này để suy xét các hành vi của mình.
2.1 Các kinh đọc trước khi xưng tội:
Kinh Đức Chúa Thánh Thần
Chúng con lạy ơn Đức Chúa Thánh Thần, thiêng liêng sáng láng vô cùng, chúng con xin Đức Chúa Thánh Thần xuống đầy lòng chúng con, là kẻ tin cậy Đức Chúa Trời, và đốt lửa kính mến Dức Chúa Trời trong lòng chúng con; chúng con xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần xuống.
Sửa lại mọi sự trong ngoài chúng con.Chúng con cầu cùng Đức Chúa Trời, xưa đã cho Đức Chúa Thánh Thần xuống soi lòng dạy dỗ các Thánh Tông Đồ, thì rày chúng con cũng xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần lại xuống an ủi dạy dỗ chúng con làm những việc lành, vì công nghiệp vô cùng Đức Chúa Giêsu Kitô là Chúa chúng con.
Amen.
Kinh Tin
Lạy Chúa, con tin thật có một Đức Chúa Trời là Đấng thưởng phạt vô cùng. Con lại tin thật Đức Chúa Trời có Ba Ngôi, mà Ngôi Thứ Hai đã xuống thế làm Người, chịu nạn chịu chết mà chuộc tội cho thiên hạ. Bấy nhiêu điều ấy cùng các điều Hội Thánh dạy thì con tin vững vàng, vì Chúa là Đấng thông minh và chân thật vô cùng đã phán truyền cho Hội Thánh.
Amen.
Kinh Cậy
Lạy Chúa , con trông cậy vững vàng, vì công nghiệp Đức Chúa Giêsu thì Chúa sẽ ban ơn cho con giữ đạo nên ở đời này, cho ngày sau được lên thiên đàng xem thấy mặt Đức Chúa Trời hưởng phúc đời đời, vì Chúa là đấng phép tắc và lòng lành vô cùng đã phán hứa sự ấy chẳng có lẽ nào sai được.
Amen.
Kinh Kính Mến
Lạy Chúa , con kính mến Chúa hết lòng hết sức trên hết mọi sự, vì Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng, lại vì Chúa, thì con thương yêu người ta như mình con vậy.
Amen.
Kinh Sáng Soi
Cúi xin Chúa sáng soi cho chúng con được biết việc phải làm, cùng khi làm xin Chúa giúp đỡ cho mỗi kinh mỗi việc chúng con, từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa. Amen.
Kinh Cáo Mình
Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng và cùng anh chị em. Tôi đã phạm tội nhiều trong tư tuởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót: lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng.
Vì vậy tôi xin Đức Bà Maria trọn đời đồng trinh, các thiên thần, các thánh và anh chị em, khẩn cầu cho tôi trước tòa Thiên Chúa, Chúa chúng ta. Amen.
Kinh Ăn Năn Tội
Lạy Chúa, Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng. Chúa đã dựng nên con, và cho Con Chúa ra đời chịu nạn chịu chết vì con, mà con đã cả lòng phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa, thì con lo buồn đau đớn, cùng chê ghét mọi tội con trên hết mọi sự, con dốc lòng chừa cải, và nhờ ơn Chúa, thì con sẽ lánh xa dịp tội, cùng làm việc đền tội cho xứng. Amen.
2.2 Xét Mình Xưng Tội Theo 10 Điều Răn
Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự.
-
Tôi có dành thời giờ cầu nguyện với Chúa mỗi ngày không?
-
Tôi có yêu mến Chúa với tất cả tâm hồn không?
-
Tôi có tin mê tín dị đoan, đi coi bói, cầu cơ, dùng bùa ngải hay dính líu tới những đạo thờ tà thần không?
-
Tôi có đeo bùa may mắn, bùa hộ mạng, thờ cúng tượng ảnh không phải Thiên Chúa không?
-
Tôi có đặt mình hay những thần tượng của tôi (tài tử, người mẫu, danh ca…) trên Thiên Chúa không?
-
Tôi có vâng phục làm theo Lời Chúa như Giáo hội dạy không?
-
Tôi có rước lễ trong lúc phạm tội trọng không?
-
Tôi có cố tình nói dối hay che dấu tội trọng không xưng trong tòa giải tội không?
-
Tôi có thờ ơ về những Giáo lý Công giáo không?
-
Tôi có không tin tưởng Chúa hay tin Lòng thương xót của Ngài không?
-
Tôi có nghi ngờ hay từ chối những giáo huấn, tín điều của Giáo hội không?
-
Tôi có tham dự trực tiếp vào những việc thờ kính ngoài đạo Công giáo không?
-
Tôi có là thành viên của những tổ chức chống Công giáo hay những tổ chức huyền bí không?
-
Tôi có kiêu ngạo, khoe khoang tài năng hầu được khen ngợi và được vinh dự không?
-
Tôi có giận dữ, chửi Chúa không?
Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ.
-
Tôi có kêu tên Chúa cách vô cớ, xem thường hay dùng bất cẩn danh Chúa không?
-
Tôi có chúc dữ cho người khác không?
-
Tôi có xỉ vả một thánh nhân hay lạm dụng một vật thánh không?
-
Tôi có danh Chúa vào việc phỉ báng, vu khống không?
-
Tôi có càm ràm hay trách móc Chúa không?
-
Tôi có nói xấu linh mục hay những người đã tận hiến cho Chúa không?
-
Tôi có dùng danh Chúa thề hứa dối trá, bừa bãi không?
-
Tôi có chửi thề người khác, hay thề hứa gian dối với người khác không?
-
Tôi có không giữ lời thề hứa làm ảnh hưởng đến người khác không?
-
Tôi có không thành thật, xấu hổ về đạo hay là người Công giáo không?
-
Tôi có xấu hổ làm dấu Thánh giá hay cầu nguyện ở ngoài công cộng không?
Giữ ngày Chúa Nhật.
-
Tôi có cố ý bỏ lễ ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc không?
-
Tôi có đi lễ trễ vì lơ là không?
-
Tôi có ra về sớm khi thánh lễ chưa kết thúc không?
-
Tôi có khó chịu hay không thèm nghe linh mục giảng không?
-
Tôi có làm việc xác ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc không?
-
Tôi có chia trí, lo ra hay cứ chú ý tới người khác trong thánh lễ không?
-
Tôi có dự lễ với trái tim giận dữ hay không tha thứ không?
Thảo kính cha mẹ.
-
Tôi có kính trọng hay vâng lời cha mẹ không?
-
Tôi có khinh chê hay bỏ bê cha mẹ không?
-
Tôi có không chăm sóc cha mẹ khi đau yếu, tàn tật, già cả không?
-
Tôi có thiếu bổn phận với người phối ngẫu hay con cái không?
-
Tôi có làm gương xấu cho gia đình không?
-
Tôi có tạo sự bất hòa cho gia đình không?
-
Tôi có không muốn là cha, là mẹ không?
-
Tôi có đối xử tàn tệ, lạm dụng với người phối ngẫu hay con cái không?
-
Tôi có đánh đập người phối ngẫu hay con cái không?
-
Tôi có từ cha mẹ, hay từ con cái không?
-
Với con cái:
-
Tôi có thiếu chăm sóc những nhu cầu cần thiết cho chúng không?
-
Tôi có không để chúng được học đạo, hay lãnh nhận các Bí tích không?
-
Tôi có để chúng được phép lơ là bổn phận giữ đạo không?
-
Tôi có thiếu sửa dạy chúng không?
-
Tôi có làm gương xấu, dạy điều xấu hay xúi chúng làm việc xấu không?
-
Tôi có đuổi chúng ra khỏi nhà hay không nhận chúng là con không?
Chớ giết người
-
Tôi có phá thái hay khuyến khích người khác phá thai không?
-
Tôi có thi hành việc phá thai, hay buôn bán thuốc phá thai không?
-
Tôi có làm hại hay làm tổn thương đến thể xác người khác không?
-
Tôi có dính líu tới hay giết người không?
-
Tôi có ước muốn cho người khác chết không?
-
Tôi có âm mưu hay trả thù người chống đối tôi không?
-
Tôi có lạm dụng rượu hay thuốc không?
-
Tôi có làm cho người khác tai tiếng dẫn họ tới phạm tội không?
-
Tôi có giận giữ hay phẫn uất không?
-
Tôi có nuôi thù hận trong lòng với người khác không?
-
Tôi có cắt bỏ bộ phận thân thể nào để làm mất khả năng sinh sản không?
-
Tôi có không tha thứ, từ chối tha thứ cho người khác không?
-
Tôi có ý định tự tử, hay trợ giúp người khác tự tử không?
Chớ làm sự dâm dục
-
Tôi có trung thành với lời hứa hôn nhân qua tư tưởng hay hành động không?
-
Tôi có bất cứ hành động tình dục nào ngoài hôn nhân hay trước hôn nhân không?
-
Tôi có xử dụng bất cứ phương pháp ngừa thai hay ngừa thai không tự nhiên không?
-
Tôi có phạm tội thủ dâm không?
-
Tôi có ấp ủ những tư tưởng không trong sạch, ước muốn tình dục với người khác không?
-
Tôi có tôn trọng những người khác phái không?
-
Tôi có hiếp dâm người khác không?
-
Tôi có phạm tội đồng tình luyến ái, hay tình dục với người cùng phái tính không?
-
Tôi có chăm chú vào những hình ảnh khỏa thân, khiêu dâm trên mạng lưới, sách báo, email hay nơi người khác không?
-
Tôi có đang dùng thuốc ngừa thai không?
-
Tôi có ăn mặc không kín đáo không?
-
Tôi có gởi cho người khác bài viết hay hình ảnh không đứng đắn không?
-
Tôi có xem phim hay chương trình xếp vào hạng khiêu dâm không?
-
Tôi có tôn trọng sự trinh khiết của người tình không?
-
Tôi có cho phép con cái hay người dưới quyền làm những hành động này không?
-
Tôi có dùng những danh từ hay kể chuyện không đứng đắn không?
-
Tôi có thích nghe những câu chuyện thiếu đứng đắng không?
-
Tôi có khoe khoang về tội lỗi của tôi không?
-
Tôi có phạm tội thiếu trong sạch không?
-
Tôi có say sưa rượu chè không?
-
Tôi có dùng các loại thuốc phiện không?
-
Tôi có dính líu tới buôn bán thuốc phiện không?
Chớ lấy của người
-
Tôi có lấy những gì không phải là của tôi không?
-
Tôi có làm thiệt hại tài sản người khác với lỗi của tôi không?
-
Tôi có trả lại hay đền bù những thứ lấy trộm, hay mượn của người khác không?
-
Tôi có bài bạc quá mức và thiếu cung ứng nhu cầu cho gia đình không?
-
Tôi có chia sẻ bố thí cho những người nghèo khổ không?
-
Tôi có làm ngơ đui mù trước kẻ ăn xin không?
-
Tôi có lường gạt hay gian lận người khác không?
-
Tôi có gian lận thuế má, trong buôn bán, với bảo hiểm, cờ bạc, và trường học không?
-
Tôi có từ chối hay lơ là trả những món nợ không?
-
Tôi có tráo đổi giá tiền trên món hàng không?
-
Tôi có lấy tài sản của hãng xưởng mang về nhà xài không?
-
Tôi có không đóng góp tiền cho nhà thờ không?
-
Tôi có trả lương xứng đáng hay hà hiếp nhân công không?
Chớ làm chứng dối
-
Tôi có nói dối không?
-
Tôi có dấu tội không xưng trong tòa giải tội không?
-
Tôi có lừa dối, kết án, tán gẫu người khác không?
-
Tôi có nói hay loan truyền tin xấu về linh mục, tu sĩ hay người khác không?
-
Tôi có nói xấu sau lưng người khác không?
-
Tôi có thành thật khi giao dịch với người khác không?
-
Tôi có chỉ trích, dèm pha, thiếu bác ái trong tư tưởng, lời nói không?
-
Tôi có giữ kín điều bí mật của người khác không?
-
Tôi có nguyền rủa hay chúc dữ người khác không?
-
Tôi có sung sướng trên sự bất hạnh của người khác không?
-
Tôi có từ chối nói chuyện hay hòa giải với người khác không?
-
Tôi có ghen tương hay ganh tỵ với người khác không?
-
Tôi có làm cớ cho người khác phạm tội không?
-
Tôi có tham dự vào việc phạm tội của người khác không?
-
Tôi có dạy hay chỉ cho người khác phạm pháp không?
-
Tôi có lừa dối, đối xử tệ bạc, lạm dụng người tình của tôi không?
Chớ muốn vợ chồng người
-
Tôi có đồng lòng với những tư tưởng thiếu trong sạch không?
-
Tôi có ước muốn tình dục với vợ người ta không?
-
Tôi có xúi dục hay là nguyên nhân ly dị của người khác không?
-
Tôi có cầu nguyện trong khi vẫn đeo đuổi những tư tưởng xấu hay cám dỗ không?
-
Tôi có nuôi dưỡng ước muốn xác thịt với người khác không?
-
Tôi có sờ đụng, hôn hít, ôm người khác với tư tưởng xấu không?
-
Tôi có làm điều gì khiêu khích người khác có tư tưởng xấu không?
-
Tôi có những cái nhìn ham muốn xác thịt không?
-
Tôi có thích thú nhìn người khác ăn mặc hở hang không?
Chớ tham của người
-
Tôi có ghanh tỵ với những của cải mà người khác có không?
-
Tôi có đau lòng xót ruột vì sự sung túc giàu sang của người khác không?
-
Tôi có ước muốn cho người khác hay cho công việc của họ bị sụp đổ không?
-
Tôi có gian lận trong việc phân chia tài sản gia đình không?
-
Tôi có ham lợi hay ích kỷ không?
-
Tôi có tin Thiên Chúa là người chăm sóc mọi nhu cầu thể xác tâm linh của tôi không?
-
Tôi có đặt của cải, vật chất là mục đích chính của đời sống tôi không?
-
Tôi có cho vay mượn với tiền lời cắt cổ không?
2.3 Các Điều Răn Của Hội Thánh
-
Tôi có cố ý bỏ tham dự thánh lễ ngày Chúa Nhật hay Lễ Trọng mà không có lý do chính đáng không?
-
Tôi có xưng tội một năm ít là một lần hay khi tôi mắc tội trọng không?
-
Tôi có rước lễ ít nhất một năm một lần trong mùa Phục Sinh không?
-
Tôi có tham dự các lễ trọng kính Chúa, Đức Mẹ và các thánh không?
-
Tôi có kiêng thịt ngày thứ Sáu và giữ chay ngày thứ Tư Lễ Tro và thứ Sáu Tuần Thánh theo Luật định không?
-
Tôi có giữ chay một giờ trước khi rước lễ không?
-
Tôi có đóng góp vật chất cần thiết cho các nhu cầu của Giáo Hội không?
2.4 Những Tội Khác:
-
Tôi có cố ý che giấu không xưng những tội trọng trong lần xưng tội trước không?
-
Tôi có chu toàn bổn phận xưng tội và rước lễ ít là một lần trong Mùa Phục Sinh không?
-
Tôi có giữ chay vào Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh không?
3. CÁCH XƯNG TỘI KHI VÀO TÒA GIẢI TỘI
Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần. Amen.
Thưa cha, xin cha làm phép giải tội cho con.
Con xưng tội lần trước cách đây… (1, 2, 3…) tuần (tháng).
ÐIỀU RĂN THỨ NHẤT:
-
Con bỏ đọc kinh tối sáng ngày thường … lần.
-
Con đã tin dị đoan (tin bói toán, chiêm bao, chiêu hồn) … lần.
-
Con có phạm sự thánh vì Rước Lễ trong khi mắc tội trọng … lần.
-
Con đã phạm sự thánh vì giấu tội trọng trong khi xưng tội … lần.
-
Con có ngã lòng trông cậy Chúa … lần.
ÐIỀU RĂN THỨ HAI:
-
Con đã chửi thề … lần.
-
Con kêu tên Chúa vô cớ … lần.
-
Con đã không giữ điều đã khấn hứa vói Chúa … lần.
ÐIỀU RĂN THỨ BA:
-
Con bỏ lễ Chúa Nhật (hoặc Lễ buộc) vì lười biếng … lần.
-
Con đi lễ trễ ngày Chúa Nhật … lần.
-
Con để cho con cái mất lễ Chúa Nhật … lần.
-
Con làm việc xác ngày Chúa Nhật trái luật … lần.
ÐIỀU RĂN THỨ BỐN:
-
Con không vâng lời cha mẹ … lần.
-
Con cãi lại cha mẹ … lần.
-
Con đã bất kính cha mẹ … lần.
-
Con đã không giúp đỡ cha mẹ … lần.
ÐIỀU RĂN THỨ NĂM:
-
Con có nóng giận và ghét người khác … lần.
-
Con có ghen tương … lần.
-
Con có dùng thuốc (phương pháp bất chính) ngừa thai … lần.
-
Con có phá thai … lần. I had abortion … times.
-
Con có cộng tác vào việc phá thai … lần.
-
Con có làm gương xấu … lần.
-
Con đánh nhau với người ta … lần.
-
Con có làm cho người khác bị thương … lần.
-
Con có hút thuốc (hoặc uống rượu) quá độ … lần.
-
Con có dùng ma tuý … lần.
ÐIỀU RĂN 6 VÀ 9:
-
Con có những tư tưởng ô uế mà lấy làm vui thích … lần.
-
Con tham dự vào câu truyện dâm ô … lần.
-
Con có phạm tội ô uế một mình … lần (Con có thủ dâm … lần).
-
Con có phạm tội tà dâm với người khác … lần.
-
(Cho người đã kết bạn) Con có phạm tội ngoại tình … lần.
-
Con có đọc sách báo tục tĩu … lần.
-
Con có xem phim dâm ô … lần.
ÐIỀU RĂN BẢY VÀ MƯỜI:
-
Con có ăn cắp tiền của cha mẹ con … lần.
-
Con có ăn cắp của người ta (kể đồ vật ra: 1 cuốn sách, năm đồng…).
-
Con có ước ao lấy của người ta … lần.
ÐIỀU RĂN THỨ TÁM:
-
Con có nói dối … lần.
-
Con có làm chứng gian … lần.
-
Con có làm xỉ nhục người ta … lần.
-
Con có làm thương tổn thanh danh người khác … lần.
-
Con đã thiếu bác ái với tha nhân (với người khác) … lần.
ÐIỀU RĂN GIÁO HỘI:
-
Con đã ăn thịt ngày thứ 6 trong Mùa Chay (hoặc ngày Thứ Tư Lễ Tro).. lần.
-
Con đã không giữ chay (ngày Thứ Tư Lễ Tro, Thứ 6 Tuần Thánh) … lần.
-
Con đã không Rước Lễ trong Mùa Phục Sinh … lần.
-
Con đã bỏ xưng tội quá một năm.
KẾT THÚC
Con thành thực ăn năn mọi tội kể cả những tội con quên sót, xin cha thay mặt Chúa tha tội cho con.
YÊN LẶNG NGHE LINH MỤC KHUYÊN BẢO VÀ CHỈ VIỆC ÐỀN TỘI.
NẾU LINH MỤC NÓI: “Hãy đọc kinh Ăn năn tội”
Thì hối nhân đọc nhỏ tiếng: Lạy Chúa con, Chúa là Ðấng trọn tốt trọn lành vô cùng, Chúa đã dựng nên con, và cho Con Chúa ra đời, chịu nạn chịu chết vì con, mà con đã cả lòng phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa, thì con lo buồn đau đớn cùng chê ghét mọi tội con trên hết mọi sự; con dốc lòng chừa cải, và nhờ ơn Chúa, thì con sẽ lánh xa dịp tội, cùng làm việc đền tội cho xứng. Amen.
LINH MỤC NÓI: “Cha tha tội cho con nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.”.
HỐI NHÂN ÐÁP: “Amen”.
4. ĐỀN TỘI
-
Làm Việc Đền Tội: Hãy thực hiện việc đền tội linh mục đã giao, ví dụ đọc kinh, cầu nguyện hoặc làm việc bác ái.
-
Cảm Tạ Chúa: Dành ít phút cảm tạ Chúa vì ơn tha thứ và bình an.
Cách xưng tội bằng tiếng Anh
In the name of the Father, and of the Son, and of the Holy Spirit. Amen.
Bless me, father, for I have sinned.
It is (1, 2, 3…) week(s) (months), since my last confession.
FIRST COMMANDMENT:
-
I did not say my daily prayers … times.
-
I believed in superstitious practice (fortune-telling, dreams, spiritism) … times.
-
I committed sacrilege by receiving Holy Communion while in mortal sin … times.
-
I committed sacrilege by concealing a mortal sin during confession … times.
-
I lacked confidence in God … times.
SECOND COMMANDMENT:
-
I used God’s name in vain … times
-
I failed to keep my promise (vow) I had made with God … times.
THIRD COMMANDMENT:
-
I missed Sunday Mass (Mass of obligation) at my own fault … times.
-
I was late for Sunday Mass … times.
-
I permitted my children to miss Sunday Mass … times.
-
I worked on Sunday … times (I was doing unnecessary manual labor on Sunday … times).
-
I disobeyed my parents .. times.
-
I talked back to my parents … times.
-
I disrecpected my parents … times.
-
I did not help my parents .. times.
FIFTH COMMANDMENT:
-
I was angry and hated someone … times.
-
I used birth control pills (or birth control device) … times.
-
I cooperated in abortion … times.
-
I gave bad example … times.
-
I wounded another maliciously … times.
-
I smoked (or drank) excessively … times.
-
I used narcotics … times.
SIXTH AND NINTH COMMANDMENTS:
-
I entertained impure thoughts … times.
-
I took part in impure conversation .. times.
-
I had impure act by myself … times (I masturbated … times).
-
I had impure act with another person … times.
-
(For a married person) I was unfáithful to my spouse … times. (I committed adultery … times)
-
I read abscene magazine, book … times.
-
I watched obscene movies … times.
SEVENTH & TENTH COMMANDMENTS:
-
I stole my parents’ money … times.
-
I stole from other people (1 book, five dollars…)
-
I coveted other people’s things … times.
-
I made false testimony … times.
-
I insulted others … times.
-
I injured the reputation of others … times.
-
I was uncharitable with others … times.
-
I ate meat on fridays of Lent (on Ash Wednesday) … times.
-
I did not fast (on Ash Wednesday, or Good Friday) … times.
-
I did not observe (fulfill) my Easter duty … times.
-
I did not go to Confession within one year.
Father, for these and all the sins of my past life, I am truly sorry.
LISTENING TO THE PRIEST’S ADMONITION AND IMPOSITION OF PENANCE.
IF THE PRIEST SAYS: “Make the Act of Contrition” the penitent says in low voice: O my God, I am heartily sorry for having offended you, and I detest all my sins, because of your just punishments, but most of all because they offend you, my God, who art all-good and deserving of all my love. I firmly resolve, with the help of your grace, to sin no more and to avoid the near occasion of sin. Amen.
THE PRIEST SAYS: “Give thanks to the Lord, for He is good”.
BEFORE LEAVING THE CONFESSIONAL, the penitent may say: “Thank you, father.” or “Thank you, father, please pray for me.”
Khi xưng tội xong nói gì?
Sau khi xưng các tội xong thì hối nhân nói:
"Thưa cha, con đã xưng tội xong. Xin cha cầu Chúa tha thứ cho những tội con quên xót."
Sau đó nghe lời khuyên của Cha.
CHA NÓI: “Cha tha tội cho con nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.”.
CÁC EM THƯA: “Amen”.
Đi xưng tội đọc kinh gì?
Các kinh đọc trước khi xưng tội: “Kinh Đức Chúa Thánh Thần”, “Kinh Tin”, “Kinh Cậy”, “Kinh Kính Mến”, “Kinh Sáng Soi”, “Kinh Cáo Mình”, “Kinh Ăn Năn Tội”.
Xưng tội vào ngày nào?
Bạn có thể xưng tội vào bất kỳ ngày nào, thường các Cha sẽ giải tội trước hoặc sau giờ lễ
Tại sao chúng ta phải xưng tội?
Giáo hội Công giáo dạy rằng bí tích là dấu chỉ bề ngoài, do Chúa Giêsu thiết lập, để ban ân sủng. Xưng tội, gọi là Bí tích Hòa giải hoặc Cáo giải, ban cho chúng ta ân sủng để chống lại bản chất tội lỗi. Đó là bí tích chữa lành
1 năm xưng tội bao nhiêu lần?
Giáo Luật nói chúng ta nên xưng tội một năm ít là một lần nếu chúng ta phạm bất kỳ tội trọng nào trong tâm hồn, và rước lễ ít là một lần trong mùa Phục sinh
Nếu tôi cảm thấy lo lắng về việc đi xưng tội thì sao?
Có thể đó là một dấu hiệu tốt vì nó cho thấy bạn thật thà và chân thành đối mặt với những gì đang xảy ra trong cuộc sống của mình, giống như ai đó đang lo lắng khi đưa ra một quyết định quan trọng trong cuộc đời họ. Khi người giáo dân đến xưng tội mà thấy lo lắng thì họ nên nói ra, nói với linh mục. Rồi khi đó vị linh mục sẽ phân biệt và lưu ý đến thực tại con người. Xưng tội là một khoảnh khắc cực kỳ thâm sâu về mặt tinh thần, vì vậy khi ai đó nói “Tôi lo lắng về điều này” có nghĩa là “Điều tôi đang nói đến rất nghiêm trọng trong cuộc sống của tôi”. Và hãy nhớ, bất cứ điều gì bạn nói, thường thì, linh mục đã nghe điều đó trong một bối cảnh khác, trong một cuộc xưng tội khác, hoặc cách nào đó ngài đã nghe biết rồi.
Tôi có nên đi xưng tội nếu tôi chưa phạm tội gì không?
Đáp: Tôi nghĩ việc ai đó nói rằng mình không phạm bất cứ tội lỗi nào là ngạo mạn, và đó là một tội. Nếu ai đó cho rằng mình chưa phạm tội gì, họ cần phải xem lại lương tâm mình một cách nghiêm túc, một bản kiểm thảo lại cuộc sống cách can đảm. Nếu người nào thực hiện việc xem xét lại cuộc đời mình một cách kính sợ, bằng cách sử dụng 10 Điều Răn và Bài Giảng Trên Núi, họ sẽ nhận thấy có những đổ vỡ trong cuộc đời mình và điều đó mở ra cho họ ân sủng của Chúa.
Tôi có cần phải xưng tội trước khi rước lễ không?
Đáp: Nếu bạn đang ở trong tình trạng tội trọng, vâng, bạn nên xưng tội trước khi rước lễ. Nếu bạn nghi ngờ liệu mình có mắc tội trọng hay không thì đó là lý do để bạn đi xưng tội. Nếu lương tâm của bạn đang làm bạn áy náy thật nhiều (đến mức bạn đang thắc mắc về nó), thì bạn thực sự nên đi xưng tội càng sớm càng tốt. Sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo lưu ý, để một tội trở thành tội trọng, đối tượng là một nội dung nghiêm trọng và được phạm với nhận thức đầy đủ và hoàn toàn ưng thuận.
Tôi nên xưng tội bao lâu một lần?
Đáp: Nếu tôi là một vận động viên Olympic và cứ bốn tháng lại phải đi tập trượt tuyết thả dốc một lần, thì tôi không thể nào giành được huy chương vàng. Lý do: cơ bắp của tôi chưa được rèn luyện để ghi nhớ những điều cần làm. Nếu tôi đi xưng tội thường xuyên—mỗi tháng một lần, hai tuần một lần—tôi thức tỉnh được lương tâm mình. Tôi bắt đầu nhận thức được mọi thứ trong cuộc sống của mình, và nếu tôi không làm như vậy, lương tâm của tôi trở nên chai sạn một chút (giống như cơ bắp của tôi nếu tôi không trượt tuyết thường xuyên). Tôi khuyên bạn nên đi xưng tội ít nhất mỗi tháng một lần và xưng tội đều đặn vào mỗi tuần thứ hai trong tháng; cho nên đó là điều bạn nên làm thường xuyên. Rồi khi có những nghi ngờ, lo lắng nào đó trong cuộc sống của bạn, không cần phải lo, vì bạn đã xây dựng nền tảng đó để nhận biết phải làm gì và tìm ra con đường đến với sự chữa lành của Chúa.
Tại sao có người gọi là xưng tội, một số gọi là hòa giải, và một số khác gọi đó là sám hối?
Những cái tên nhấn mạnh các khía cạnh khác nhau của bí tích.
- Sám hối đề cập đến sự ăn năn, đau buồn và quyết tâm sửa đổi cuộc sống của một người với sự giúp đỡ của Thiên Chúa.
- Xưng tội đề cập đến hành động của một người nói ra những tội lỗi của mình với linh mục.
- Hòa giải đề cập đến mục tiêu của việc cử hành qua đó tội nhân được giao hòa với Thiên Chúa và Giáo hội.
- Nghi thức lãnh nhận bí tích được gọi là Nghi thức Sám hối.
Gọi bí tích này với bất kỳ cái tên nào trong số kể trên đều thích hợp. Thực ra, Sách Giáo lý còn gọi bí tích này là “bí tích hoán cải” và “bí tích tha thứ”.